Khám phá nét đặc trưng của mâm cỗ ngày Tết miền Trung
Trong không khí rộn ràng của ngày Tết, mọi người trong gia đình đều tất bật chuẩn bị mâm ngũ quả và mâm cỗ để cúng Tết. Mâm cỗ ngày Tết chứa đựng nhiều giá trị thiêng liêng và ý nghĩa trong tín ngưỡng thờ phụng tổ tiên của người dân Việt Nam. Hôm nay hãy cùng chúng tìm hiểu xem mâm cỗ ngày tết miền trung có những món ăn gì nhé.
Miền Trung với thời tiết khắc nghiệt, khí hậu đặc trưng nên nét văn hóa ẩm thực cũng sẽ sự khác biệt phù hợp với tinh thần tiết kiệm, san sẻ của con người miền Trung. Điều này thể hiện qua việc những món ăn được chia ra thành từng đĩa nhỏ, mỗi thứ một ít và bày biện trên chiếc mâm tròn. Vậy mâm cỗ ngày tết miền Trung có những món gì độc đáo và đậm chất người dân miền Trung?
Mâm cỗ tết miền Trung
Bánh chưng, bánh tét
Bánh chưng và bánh tét là bánh cổ truyền tuyệt đối không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền và ở miền Trung cũng thế.
Món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết miền Trung là bánh chưng và bánh tét. Bánh có màu xanh thẫm với mùi thơm của nếp cái, nhân bánh được làm từ gạo nếp, thịt lợn và đậu xanh, sau đó được gói bằng lá giong xanh.
Nếu bánh chưng theo khuôn mẫu hình vuông tượng trưng cho đất thì bánh tét lại có hình trụ dài và tròn, tượng trưng cho trời tương tự như bánh dày.
Nem chua
Trong mâm cỗ ngày Tết của nhiều tỉnh miền Trung không thể thiếu đi những bó nem chua nho nhỏ. Nem được làm từ thịt lợn xay nhuyễn, trộn với bì, gia vị, tỏi thái lát và lá đinh lăng rồi ủ chua cho lên men đến chín là ăn được. Nem chua có vị chua thanh, giòn giòn và cay cay. Đã ăn một rồi lại muốn ăn nhiều thêm nữa.
Giò bò
Ngoài nem chua, trong mâm cỗ ngày Tết của gia đình miền Trung không thể thiếu đi khoanh giò bò nâu đỏ, xen lẫn là những hạt tiêu sọ đen. Miếng giò bò giòn, có đầy đủ vị mặn, ngọt của thịt và vị cay thơm nồng đặc trưng của tiêu sọ, để lại dư vị không thể nào quên. Trong bàn tiệc để đãi khách, người thân vào những ngày đầu xuân của người dân miền Trung thường có vài khoanh giò bò thơm ngon này.
Thịt ngâm mắm
Người miền trung dùng thịt heo/thịt bò nấu chung với nước mắm đường theo một tỉ lệ nhất định. Thịt được ngâm nguyên miếng trong hỗn hợp vài ngày cho ngấm gia vị, khi ăn thì thái từng lát mỏng dùng chung với bánh tét, cơm, dưa món hoặc cuốn chung với bánh tráng. Món ăn này không chỉ rất ngon mà còn có thể bảo quản được trong rất nhiều ngày.
Dưa món món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày tết
Dưa món
Để dung hòa các món ăn trong mâm cỗ ngày Tết miền Trung, có lẽ gia đình nào cũng có món dưa hành muối. Ở miền Trung, dưa món có phần khác so với miền Bắc và miền Nam, gồm đu đủ xanh, su hào, củ cải trắng, củ kiệu, cà rốt và tỏi ớt được muối lên, ăn chua giòn và đậm vị.
Bánh nổ
Bánh nổ là một món ăn chơi dân dã, được người dân miền Trung sử dụng trong dịp Tết. Bánh nổ làm từ bỏng ngô được trộn chung với đường, gừng giã nhuyễn rồi nén chặt vào khuôn ghỗ. Khi ăn thì cắt bánh thành từng khối vuông nhỏ. Bánh này thường được dùng để mời khách dùng chung với trà. Bánh giòn rụm và thơm thơm, cắn một miếng thì tan nhanh trong miệng.
Ngoài ra, trong mâm cỗ Tết miền Trung còn có nhiều món bánh đặc sắc riêng từng vùng miền như bánh in (Bình Định), bánh tổ (Quảng Nam), bánh su sê hay phu thê (Huế), bánh lá răng bừa (đặc sản Thanh Hóa), mứt gừng,...
Hi vọng những món ăn trong mâm cỗ ngày tết miền trung mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu hơn về văn hóa con người của người Miền Trung của đất nước. Nếu một lần có cơ hội, hãy ghé thăm ngày dải đất miền Trung nắng gió trong dịp Tết nguyên đán nhé!