Đồ lễ cúng ông Công ông Táo cần những gì?

Ngày 23 tháng Chạp - ngày Táo quân vốn là một ngày lễ quan trọng của người Việt. Trong ngày này, các gia đình sẽ chuẩn bị một mâm cỗ cúng tươm tất để tiễn ông Công ông Táo lên chầu Ngọc Hoàng. Vậy đồ lễ cúng ông Công ông Táo gồm những gì, và thời gian cúng ông Công ông Táo như thế nào?

Đồ lễ cúng ông Công ông Táo

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, mâm cỗ cúng ông Công ông Táo không cần phải quá cầu kỳ, mâm cao cỗ đầy hay những món vàng mã đắt tiền.

Đồ lễ cúng ông Công ông Táo ở các miền có những điểm khác nhau một chút. Ở miền Bắc người ta thường cúng cá chép sống. Miền Trung thường cúng bằng một con ngựa giấy cùng với yên và cương đầy đủ. Tại miền Nam thì đơn giản hơn, người ta thường chỉ cúng mũ, áo và đôi hia giấy.

Đồ lễ vật cúng ông Táo truyền thống gồm có:

- Mũ ba cỗ hay ba chiếc: Hai mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, một mũ cho Táo bà thì không có cánh chuồn. Tuy nhiên, nhiều người chỉ cúng một cỗ mũ có hai cánh chuồn để tượng trưng.

- Cá chép chính là tượng trưng cho phương tiện di chuyển của ông Công, ông Táo. Các bạn có thể cúng bằng cá chép giấy hoặc dùng cá chép thật đều được. Thông thường ở miền Bắc người ta cúng một con cá chép sống thả trong chậu nước ngụ ý "cá chép hóa rồng". Nhưng tại Nam Bộ người ta thường dùng cá chép giấy nhiều hơn.

- Tiền vàng

- 3 chiếc áo giấy

- 3 đôi hia giấy

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo

Tùy theo điều kiện của mỗi gia đình, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta thường làm lễ mặn (gồm xôi, gà luộc, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng…) hoặc lễ chay (gồm trầu cau, giấy vàng, giấy bạc, hoa quả, …).

Thông thường mâm cúng ông Táo sẽ cơ bản bao gồm:

-         Thịt heo luộc

-         Gà luộc hoặc quay

-         Đĩa rau xào

-         Hành muối

-         Xôi gấc

-         Giò heo

-         Canh mọc

-         Cá chép nướng (ở miền Nam người ta thường cúng cá lóc nướng)

-         Trái cây tươi, rượu, trà, trầu, cau...

Ngày nay, mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đã đơn giản hóa khá nhiều so với mâm cỗ truyền thống. Mâm cỗ phụ thuộc vào văn hóa từng vùng miền, điều kiện kinh tế của mỗi gia đình. Nếu gia đình nào điều kiện không có thì chỉ cần làm mâm cúng đơn giản 3 món là được. Hơn nữa mỗi vùng miền lại có mâm cúng ông Táo khác nhau.

Đặc biệt, mâm cỗ cúng ông Công ông Táo cần được đặt trang trọng ở vị trí bàn thờ gia tiên hoặc bàn thờ riêng để bày tỏ lòng thành kính với ông Công ông Táo.

Thời gian cúng ông Công ông Táo

Theo quan niệm, lễ cúng ông Táo cần phải được thực hiện trước trước 12h ngày 23 tháng Chạp. Sau khi bày lễ, thắp nhang và đọc văn khấn xong, đợi nhang tàn lại thắp thêm một tuần nhang nữa. Cuối cùng là lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối,… để chở ông Táo lên chầu Trời.

Cúng ông Công ông Táo là phong tục truyền thống của người Việt vào những ngày cuối năm. Hy vọng rằng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đồ lễ cúng ông Công ông Táo và mâm cỗ cúng. Chỉ còn ít ngày nữa thôi là đến ngày 23 tháng Chạp rồi, dù bận đến mấy bạn cũng nên dành thời gian để cúng Táo nhé.

Nếu bạn quá bận không có thời gian chuẩn bị mâm cỗ tươm tất để cúng ông công ông táo thì hãy để nauco29.com giúp bạn. Truy cập ngay http://nauco29.com/ để biết thêm chi tiết. Hoặc liên hệ 0984.000.059 - 0243.825.29.29 Nấu Cỗ 29 sẽ tư vấn cụ thể hơn cho bạn.

Bình luận ()

Món mới
& Khuyến mại

Cập nhật những thông tin khuyến mại mới nhất của "Nấu Cỗ 29", để thực khách có thể nắm bắt một cách nhanh nhất.

Chi tiết

ĐĂNG KÍ EMAIL THEO DÕI

Để luôn nhận được những thông tin khuyến mãi từ chúng tôi
Go to top