Chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm tháng 7 ở trong nhà gồm những gì?
Mâm cỗ cúng rằm tháng 7 ở trong nhà gồm những gì và cần chuẩn bị như thế nào? Đây là một trong những câu hỏi được rất nhiều khách hàng đặt ra. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm tháng 7. Vì vậy, thấu hiểu nhu cầu của khách hàng nên trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ một cách chi tiết nhất về cách chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm tháng 7 đầy đủ và ấm cúng nhất.
Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào?
Thông thường rằm là ngày 15 âm lịch và rằm tháng 7 cũng như vậy. Do đó, cúng rằm tháng 7 sẽ rơi vào ngày 15/7 âm lịch. Tuy nhiên, cúng rằm tháng 7 sẽ không diễn ra giống như những ngày rằm thông thường. Có thể diễn ra từ ngày mùng 2 đến ngày 14 và không cần xem ngày đó có tốt hay không.
Tại sao lại có sự khác biệt lớn như vậy. Theo một số chuyên gia thực tế việc cúng rằm trước nay đều được xuất phát từ các truyền thuyết dân gian. Người xưa quan niệm rằng từ ngày mùng 2 đến ngày 14 tháng 7 âm lịch là thời điểm mà Diêm Vương cho người mở Quỷ Môn Quan để các vong hồn được trở về với gia đình và thọ hưởng những lễ vật mà gia đình mình cúng tế.
Riêng đối với ngày 15 tháng 7 âm lịch sẽ là ngày giới hạn của thời kỳ mở cửa Môn Quan. Vì vậy nếu không cúng bái sớm thì người âm sẽ rất khó để trở về âm phủ hay thậm chí không thể nhận được đồ thờ cúng. Chính vì vậy người dân Việt Nam thường quan niệm cúng rằm tháng 7 trước hay thói quen này được lưu truyền từ đời này sang đời khác.
Mâm cỗ cúng rằm tháng 7 ở trong nhà gồm những gì?
Thông thường cúng rằm tháng 7 âm lịch sẽ có 3 lễ khác nhau bao gồm lễ cúng Phật, lễ cúng gia tiên hay còn gọi lễ cúng trong nhà và lễ cúng cô hồn. Trong bài viết này chúng tôi sẽ tập trung chia sẻ những thông tin chi tiết về mâm cúng rằm tháng 7 ở trong nhà. Nếu bạn chưa biết nên chuẩn bị những gì có thể tham khảo những thông tin dưới đây mà chúng tôi chia sẻ.
Tùy theo phong tục của từng gia đình mà mâm lễ cúng gia tiên có thể là cỗ chay hoặc cỗ mặn. Đồng thời cũng tùy vào điều kiện kinh tế của từng gia đình mà có thể chọn các món ăn khác nhau tuy nhiên cần thể hiện được lòng thành kính của các thành viên trong gia đình.
Ngoài ra bên cạnh các món ăn mặn bạn cũng có thể chuẩn bị thêm hương hoa, trà quả, nến, vàng mã cùng những đồ vật dành riêng cho cõi âm. Đặc biệt chuẩn bị thêm tiền vàng hoặc quần áo, giày dép cho người âm nơi chín suối có thể sử dụng đồ đạc sinh hoạt thoải mái.
Những lưu ý khi làm mâm cỗ cúng rằm tháng 7 ở trong nhà gồm những gì?
Đối với mâm cỗ cúng trong nhà thì nên được cúng trong nhà, mâm cúng phật thần linh và gia tiên cũng được cúng trong nhà, còn mâm lễ cúng chúng sinh cúng ở ngoài trời trước cửa nhà hoặc trước cửa chùa.
Nếu gia đình bạn thực hiện cúng chúng sinh ở nhà thì nên tung gạo và muối sau khi cúng xong. Nên đứng trong nhà và tung từ trong nhà ngoài tuyệt đối không được tung ngược lại tránh vong vào trong nhà.
Với những gia đình theo đạo Phật và thờ Phật thì mâm cúng phật cần được đặt ở vị trí cao nhất rồi mới đến mâm cúng thần linh và cuối cùng là mâm cúng gia tiên. Trong ngày rằm tháng 7 có rất nhiều vong hồn lang thang vì thế bạn cần ghi rõ tên của các thành viên trong gia đình người âm trong mâm cúng để chuyển cho đúng người.
Bài viết này là những thông tin chi tiết về mâm cỗ cúng rằm tháng 7 ở trong nhà gồm những gì? Nếu bạn muốn biết thêm thông tin chi tiết và chuẩn bị mâm cỗ đầy đủ nhất hãy tham khảo bài viết của chúng tôi để có những thông tin chi tiết và chính xác nhất.