Chuẩn bị đồ cúng ông công ông táo gồm những gì
Hằng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp, mỗi gia đình Việt Nam sẽ chuẩn bị những đồ cúng để đưa ông công ông Táo về trời. Tuy lễ cúng không cần phải tổ chức cầu kỳ nhưng cũng phải thể hiện sự chu đáo, trang trọng và tấm lòng của gia chủ. Vậy đồ cúng ông công ông táo gồm những gì, lễ vật gồm những gì?
Đồ cúng ông Công ông Táo gồm những gì
Người Việt Nam quan niệm, ông Công ông Táo là những vị thần định đoạt phước đức cho gia đình (dựa trên lối sống đạo lý của con người). Vị Táo quân quanh năm ở trong bếp nên biết hết tất cả mọi việc lớn nhỏ xảy ra trong nhà. Vào ngày 23 tháng Chạp, các vị Táo quân sẽ chầu trời nhằm báo cáo lại những việc gia chủ làm trong suốt một năm với Ngọc Hoàng. Do đó, mong muốn được Thần Bếp phù hộ may mắn trong năm mới. Mọi nhà đều làm lễ tiễn đưa ông Công ông Táo về chầu trời rất chu đáo và long trọng.
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo
Tùy vào điều kiện kinh tế gia đình mà gia chủ có thể chuẩn bị món mặn hoặc món chay. Thông thường, mâm cúng ông Táo ông Công gồm:
- 1 chén gạo, muối
- 1 con gà luộc chéo chân ngậm hoa tỉa ớt hoặc có thể thay bằng khổ thịt heo luộc hoặc vịt quay
- 1 đĩa xôi: có thể xôi gấc, đậu xanh, xôi lá cẩm,..
- Bát canh mọc
- Đĩa xào thập cẩm
- Đĩa chè kho
- 1 cái bánh chưng
- Hương, nến
- Rượu hoặc trà
- 1 lọ hoa, 1 đĩa trái cây tươi
Lễ vật cúng Ông Công ông Táo
Lễ vật cúng ông Công ông Táo thường rất đầy đủ, bao gồm:
Mũ ông Công ba cỗ (hay ba chiếc): hai mũ ông và một mũ bà. Mũ dành cho ông Táo sẽ có hai cánh chuồn, bà Táo thì không có cánh chuồn. Rất nhiều người chỉ cúng một mũ ông Công (cũng gồm 2 cánh chuồn) để tượng trưng.
Cá chép: dù bạn không biết đồ cúng ông công ông táo gồm những gì. Nhưng chắc chắn vẫn biết cá chép là vật không thể thiếu. Bởi đó là phương tiện để ông Công, ông Táo bay về trời và gắn với sự tích dân gian Việt Nam. Có thể sử dụng cá chép thật hoặc cá chép bằng giấy đều được. Người miền Bắc thường chuẩn bị nguyên con cá chép còn sống để thả trong chậu nước với ngụ ý “cá chép hóa rồng”. Nhưng với người miền Nam và miền Trung thường dùng cá chép giấy nhiều hơn.
Tiền, vàng mã
Đôi hài (giày): 2 đôi nam và 1 đôi nữ
3 bộ quần áo giấy gồm: 2 bộ nam và 1 bộ nữ
Thời gian cúng ông công ông táo chuẩn nhất
Theo những chuyên gia phong thủy, thời gian cúng ông Công, ông Táo được thực hiện trước khi bay về trời báo với Ngọc Hoàng. Tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp (ngày 23/12 âm lịch). Thậm chí, nhiều gia chủ tin rằng cúng ông Công ông Táo vào khung giờ: 5 – 7h hoặc 9 – 11h ngày 23.
- Khung giờ 5 – 7h ngày 23 (tức giờ Mão – giờ Đại An): ngụ ý nhờ Táo quân mang đi những mâu thuẫn, xung đột trong gia đình.
- Khung giờ từ 9 – 11h ngày 23 (tức giờ Tỵ - giờ Tốc Hỷ): ngụ ý mong Táo quân mau chóng đem những chuyện may mắn, vui vẻ trong năm mới và hóa giải những việc xui xẻo có thể gặp phải.
Sau khi hương cháy hết nửa tuần, gia chủ mang lễ vật cúng (tiền vàng, hài, áo mũ) đi hóa và mang cá chép sống đi thả. Lưu ý, khi cúng phải để lửa trong bếp cháy, mâm cỗ đầy đủ như thế mới cầu mong ấm no, sung túc.
Hi vọng với những thông tin Nấu cỗ 29 chia sẻ đã giúp bạn nắm rõ đồ cúng ông công ông táo gồm những gì, lễ vật là gì? Xem thêm nhiều thông tin bổ ích về cách chuẩn bị mâm cỗ tết, rằm tại Nauco29.com bạn nhé.