Cách bày mâm ngũ quả ngày tết ý nghĩa đúng phong tục
Mâm ngũ quả là một biểu tượng đặc trưng không thể thiếu trong phong tục ngày tết của người Việt. Trong dịp tết, mọi người thường chuẩn bị bày biện mâm ngũ quả rất công phu để dâng lên bàn thờ tổ tiên. Tuy nhiên tùy theo từng vùng miền mà mâm ngũ quả ngày tết có nhiều quả khác nhau. Vậy mâm ngũ quả của mỗi miền Bắc, Trung, Nam có gì khác biệt. Hãy cùng khám phá ý nghĩa và cách bày mâm ngũ quả ngày tết đầy đủ hơn nhé.
Ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày tết
Mỗi dịp tết đến, bên cạnh bánh chưng, hoa mai, hoa đào thì mâm ngũ quả là một trong những thứ quan trọng để trưng bày trên bàn thờ gia tiên trong những ngày tết của người Việt.. Nó mang một ý nghĩa chung sâu sắc là dâng cúng tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành trong gia chủ và luôn là một phần không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc ta.
Mâm ngũ quả của miền Bắc
Theo quan niệm người xưa thì ngũ quả thể hiện cho Kim- Mộc- Thủy- Hỏa- Thổ, ngũ quả chỉ sự tập trung đầy đủ của các loại trái cây trong đất trời. Bởi con số 5 là một con số tốt trong quan niệm phong thủy, thể hiện sự bền vững, mạnh mẽ. Chính vì thế mâm ngũ quả ngày tết nhằm thể hiện sự âm dương hòa hợp, sinh sôi nảy nở, phát triển. Và cũng bởi thế, cho nên ông cha ta đã chọn 5 loại trái cây để cúng vào đêm giao thừa để bày tỏ tấm lòng thành kính với các bậc tổ tiên, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn. Quả cũng tượng trưng cho thành quả lao động, công sức, mồ hôi và nước mắt cả năm của con cháu dâng lên các bậc bề trên.
Các loại quả được chọn để bày lên mâm ngũ quả tùy thuộc vào quan niệm văn hóa cũng như đặc trưng về sản vật của các vùng miền. Mỗi loại quả có những ý nghĩa riêng, thể hiện qua hình dáng, hương vị, màu sắc hay thậm chí là cả cách đọc tên. Ở mỗi miền, tùy theo quan niệm và phong tục tập quán, mà người ta lại có những cách bày mâm ngũ quả ngày tết khác nhau.
Cách bày mâm ngũ quả ngày tết
- Mâm ngũ quả của người miền Bắc
Ở miền Bắc, mâm ngũ quả gồm các loại như chuối, bưởi, đào, hồng, quýt. Nên lựa chọn chuối xanh là đẹp nhất và đặt ở dưới cùng. Bên trên, hãy bày những quả còn lại đan xen vào nhau, những chỗ còn trống có thể thêm vài trái táo xanh hay quả ớt chín đỏ. Nhiều người cho rằng, rửa hoa quả trước khi bày biện sẽ giúp mâm ngũ quả của mình trở nên đẹp hơn, tuy nhiên quan điểm này hoàn toàn sai lầm. Thực tế, việc rửa trái cây sẽ làm quả sớm bị héo hoặc thối nếu có chỗ đọng nước. Vì vậy, trước khi bày hoa quả, bạn chỉ cần dùng khăn giấy ẩm lau sạch quả là được.
- Mâm ngũ quả của người miền Trung
Không giống như miền Bắc hay miền Nam sở hữu nhiều loại trái cây phong phú, đa dạng. Ở miền Trung vốn đất đai cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt nên mâm ngũ quả ngày tết của người miền Trung vô cùng đơn giản. Thường người miền Trung lựa chọn trái cây theo tiêu chí mùa nào thức nấy. Để bày biện được đẹp, những quả to thường nằm ở dưới, những quả nhỏ nằm ở trên vô cùng tươi ngon, đẹp mắt.
Mâm ngũ quả của miền Nam
- Mâm ngũ quả của người miền Nam
Với người miền Nam, năm loại quả thường thấy trên mâm ngũ quả gồm có cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung. Người dân bày biện mâm ngũ quả này với mong muốn bước sang năm mới đầy đủ, sung túc,..Để mâm ngũ quả ngày tết được đẹp, bạn hãy chọn 3 loại quả to nhất là đu đủ, dừa, xoài lên phía trước. Sau đó, bày những quả còn lại lên trên để tạo thành hình ngọn tháp. Khi chọn mua, bạn nên lựa chọn đu đủ xanh, có những đốm vàng là đẹp nhất. Trong khi đó, xoài nên có màu vàng đẹp, mãng cầu có dáng đẹp.
Tuy mỗi miền có sự khác biệt về văn hóa, nhưng việc bày biện mâm ngũ quả ngày tết luôn là một nét văn hóa đặc trưng, thể hiện lời cầu chúc cho một năm mới an khang, ấm no của người dân Việt Nam. Cho dù ở đâu, làm gì, đã là người dân Việt Nam thì sẽ không bao giờ quên được tục lệ này trong dịp tết nhằm gìn giữ bản sắc dân tộc cho bản thân và cho con cháu.