Bày mâm ngũ quả ngày Tết ấn tượng đầy ý nghĩa

Mâm ngũ quả ngày Tết là truyền thống của dân tộc mang một nét đẹp văn hoá sâu sắc. Và cách bày trí cũng như nghệ thuật xếp đặt trên mâm ngũ quả cũng là một điều vô cùng quan trọng. Hãy cùng khám phá những nội dung thú vị về mâm ngũ quả ngày tết qua nội dung sau đây.

Ý nghĩa của hình ảnh mâm ngũ quả vào ngày tết

Mâm ngũ quả từ lâu đã trở thành biểu tượng không thể thiếu trong ngày tết người Việt. Mâm ngũ quả có mặt trên bàn thờ mang đạo lý uống nước nhớ nguồn, nhở đến tổ tiên, ông bà. Mâm ngũ quả chính là lời biết ơn bày tỏ lòng thành kính với các vị tổ tiền cửu quyền trong nhà. 

Mâm ngũ quả tượng trưng cho thành quả lao động nhiệt thành một năm qua của con cháu. Từ công sức của mình mọi người bày tỏ lòng thành lên các bậc bề trên trong nhà. 

Dù cho mỗi miền mâm ngũ quả dâng cúng tổ tiên khác nhau nhưng ý nghĩa vẫn như vậy. Mâm trái cây dâng cúng trong đêm giao thừa mang ý nghĩa dâng lên tổ tiên bày tỏ lòng hiếu thảo của mình. Ước muốn mang đến những điều tốt đẹp cho năm mới với ước muốn vạn sự bình an đến gia đình. Mâm ngũ quả tượng trưng cho mong muốn âm dương hòa hợp vạn vật phát triển sinh sôi.

Mâm ngũ quả ngày tết mang hàm nghĩa gì?

Mâm ngũ quả đến từ Phật giáo và có hình ảnh tượng trưng là trái cây năm màu. Mâm ngũ quả có 5 loại trái cây khác nhau tượng trưng cho lời cầu mong phú quý và sung túc. 

Năm loại quả 5 màu biểu tượng cho ngũ thiện căn trong lòng con người. Theo đó những loại quả có mặt trên mâm đều mang những ý nghĩa nhất định:

  • Quả dưa hấu, quả bưởi: Quả trái cây căng tròn hứa hẹn những điều may mắn và ngọt ngào cho năm mới. 

  • Quả quýt, quả hồng: Có màu sắc rực rỡ tượng trưng cho sự thành công suôn sẻ.

  • Quả lê: Có vị ngọt thanh ngụ ý mọi thứ trơn tru thuận lợi. 

  • Quả lựu: Có nhiều hạt tượng trưng cho tài lộc và sự sinh sôi. 

  • Quả đào: Quả đào thể hiện sự thăng tiến trong công việc. 

  • Quả táo mang ý nghĩa mọi chuyện phú quý an khang.

  • Quả thanh long: Ngụ ý rồng mây gặp hội mọi việc hanh thông.

  • Quả dừa có ý nghĩa mong muốn mọi thứ đủ đầy không thiếu thốn. 

  • Quả đu đủ mang sự đủ đầy thịnh vượng. 

  • Quả xoài có âm đọc như xài với mong cầu không thiếu thốn mọi thứ. 

Trưng bày mâm ngũ quả ngày tết miền Bắc

Miền Bắc được trưng bày theo 5 màu sắc là trắng, xanh, đen, đỏ, vàng theo ngũ hành. Miền Bắc có 5 loại quả không thể thiếu là chuối, bưởi, đào, hồng, quýt. Các trưng bày gồm nải chuối ở dưới, trên là quả bưởi hoặc phật thủ rồi thêm vào trên đó là quả hồng, đào và quýt. Xen vào các khoảng trống sẽ có táo xanh, ớt đỏ, quýt nhỏ.

Cách bày mâm ngũ quả ngày tết của miền Trung

Miền Trung có khí hậu khắc nghiệt nên loại quả chưng bày cũng không quá đa dạng. Vậy nên mâm ngũ quả của miền Trung không quá câu nệ hình thức và có gì cúng đó dâng thành ý lên tổ tiên. 

Các loại quả chưng thường thấy ở miền Trung sẽ gồm thanh long, chuối, mãng cầu, dưa hấu, sung, quýt. Miền Trung không quá cố kỵ các loại quả cung không quá yêu cầu về hình thức. Nhưng nhiều người vẫn rất yêu thích xếp hình ảnh đặc biệt như hình long phụng để thể hiện uy nghiêm, thành kính. 

Bày mâm ngũ quả ngày tết miền Nam

Mâm ngũ quả miền Nam thường sẽ chưng theo tên gọi của các loại trái cây. Những loại quả có tên gọi hay với ý nghĩa tốt đẹp sẽ được nhiều người lựa chọn. Và mâm ngũ quả được chưng nhiều nhất là tổ hợp cầu, dừa, đủ, xoài mong một năm sung túc ấm no.

Trên đây là những thông tin về mâm ngũ quả ngày tết của cả 3 miền hiện nay. Mong rằng với những chia sẻ này sẽ giúp được cho bạn trong ngày tết sắp tới. Hãy truy cập vào trang web: https://nauco29.com/ để biết thêm nhiều món ăn ngày tết nhé!

Bình luận ()

Món mới
& Khuyến mại

Cập nhật những thông tin khuyến mại mới nhất của "Nấu Cỗ 29", để thực khách có thể nắm bắt một cách nhanh nhất.

Chi tiết

ĐĂNG KÍ EMAIL THEO DÕI

Để luôn nhận được những thông tin khuyến mãi từ chúng tôi
Go to top