Bật mí cách bày mâm ngũ quả ngày tết thêm tài lộc
Mâm ngũ quả là mâm cúng cỗ ngày tết nhằm mong cầu những điều may mắn đến với cuộc sống. Và cách bày mâm ngũ quả ngày tết giúp anh em cầu tài cầu lộc và đổi vận may mắn. Hãy cùng khám phá những điều thú vị về mâm quả qua nội dung sau đây!
Những điều bạn cần biết về mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả là mâm trái cây gồm 5 loại quả khác nhau được bày trên mâm cỗ của ngày tết. Mâm ngũ quả có mặt trên bàn thờ gia tiên hoặc trên bàn tiếp khách của gia đình.
Mâm ngũ quả được chưng theo màu sắc, tên gọi là thường được lựa chọn cực tỉ mỉ. Ngày nay mâm ngũ quả mang tính trang trí và tâm linh nên được nhiều người chú trọng.
Mâm ngũ quả được bày với 5 loại quả khác nhau và được nhắc trong Vu Lan Bồn với hình ảnh tượng trưng của 5 loại trái cây. Với người Việt Nam thì 5 loại quả này tượng trưng cho ngũ phúc lâm môn:
Phú: Sự giàu có và nhiều của cải.
Quý: Mang phẩm chất sang trọng.
Thọ: Cầu mong sống lâu trăm tuổi.
Khang: Có nhiều sức khỏe, an khang.
Ninh: Cuộc sống bình an, hạnh phúc.
Năm màu sắc tượng trưng cho ngũ thiện căn mang ý nghĩa nhất định trên mâm cỗ ngày tết. Những loại quả đều mang ý nghĩa trong mâm cỗ:
Quả dưa hấu, quả bưởi: Tươi mát, căng tròn mong cầu may mắn.
Quả quýt, quả hồng: Sắc màu rực rỡ tượng trưng một năm mới may mắn và thành đạt.
Quả lê: Ngọt ngào báo hiệu năm mới thuận lợi, suôn sẻ.
Quả lựu: Có nhiều hạt báo hiệu nhiều tài lộc sẽ đến trong năm mới.
Quả đào: Mang ý nghĩa thăng tiến trong công việc.
Bật mí cách bày mâm ngũ quả ngày tết miền Bắc 2023
Với người dân miền Bắc yêu cầu một mâm ngũ quả đẹp và đủ đầy với nhiều loại trái cây. Những loại quả mang tính truyền thống đầy ý nghĩa phải có trong mâm như sau: Chuối xanh, bưởi, phật thủ, hồng, sung, ớt,... Màu sắc rực rỡ nhưng phải hài hoà và cân bằng theo khung ngũ hành:
Màu trắng đại diện cho Kim.
Màu xanh lá tượng trưng cho Mộc.
Màu đen đại diện cho Thuỷ.
Màu đỏ đại diện cho Hoả.
Màu vàng tượng trưng cho Thổ.
Chuối trong mâm ngũ quả theo nải tượng trưng cho sự quần tụ, sum họp và đầm ấm. Bưởi mang màu vàng tượng trưng cho sự may mắn và hạnh phúc. Ngoài ra bạn có thể thay thế bưởi bằng phật thủ để phù hộ và tốt cho gia đình.
Người miền Bắc bày mâm ngũ quả theo kiểu truyền thống trưng bày ở phía cuối ở giữa là quả bưởi. Quả mãng cầu, quýt, hồng đặt xung quanh và xen kẽ vào chỗ trống.
Cách bày mâm ngũ quả ngày tết miền Trung
Đất miền Trung trải dài trong nỗi đau và thiên tai quanh năm, đất đai ít màu mỡ. Vậy nên mâm ngũ quả miền Trung rất đơn giản và không câu nệ quá nhiều về hình thức. Những loại quả miền Trung thường chưng trên mâm ngũ quả sẽ gồm:
Quả chuối;
Thanh long;
Dưa hấu;
Quả dứa;
Quả sung;
Quả quýt….
Mâm ngũ quả miền Nam cực ấn tượng
Miền Nam thường chú trọng các loại trái cây theo tên gọi của loại quả và hiểu theo ý của tên gọi. Những loại quả có phát âm theo tên không tốt nên người ta sẽ không thể cho lên mâm ngũ quả như chuối, quýt, cam,...
Mâm ngũ quả miền Nam thường bày 5 loại quả theo ý muốn của gia chủ như “Cầu dừa đủ xài sung” của năm mới. Những loại trái cây này mang ý nghĩa hạnh phúc, sung túc và tương ứng với những cái tên như sau:
Quả mãng cầu;
Quả sung;
Quả dứa;
Quả đu đủ;
Quả xoài.
Trang trí mâm ngũ quả miền Nam cực thông dụng với các loại quả có hình dáng to tròn và khá nặng lên trước. Sau đó là những loại quả nhỏ chèn vào chỗ trống để mâm ngũ quả thêm đẹp.
Trên đây là những cách bày mâm ngũ quả ngày tết cực phổ biến của 3 miền hiện nay. Hãy truy cập vào trang web: https://nauco29.com/ để nhận được nhiều bí quyết và các món ăn ngày tết nhé!